Việt Nam tiến gần hơn với thị trường tín chỉ Carbon

|

Việt Nam tiến gần hơn với thị trường tín chỉ Carbon

Tín chỉ Carbon đang là tài nguyên hấp dẫn trong bối cảnh cả thế giới đi theo xu hướng phát triển kinh tế bền vững. Tại Vi??t Nam, phát triển thị trường tín chỉ carbon là một trong những cách thức cần thiết để tiến đến phát thải ròng bằng 0 như cam kết của Chính phủ vào năm 2050. Song hiện nay thị trường tín chỉ carbon ở Vi??t Nam mới khởi động những bước đi đầu tiên.

Thị trường đầy tiềm năng

Thị trường carbon đ??ợc bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (1997). Các quốc gia có dư thừa quyền phát thải đ??ợc bán, cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới đã xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính.


Ảnh minh họa

Hiện giao dịch tín chỉ carbon trên thị trường thế giới diễn ra rất sôi động. Cụ thể, trên thế giới hiện có 3 thị trường carbon tự nguyện, lớn nhất là Gold Standard (GS) và Verified Carbon Standard (VCS).

Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương.
Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương. Trong khi đó, theo lộ trình thị trường carbon trong nước sẽ thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028.

Tại Vi??t Nam, tín chỉ carbon đã xuất hiện từ nhiều năm nay, khi Vi??t Nam triển khai các Dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto từ ngay năm 2008, và gần đây là một số dự án hợp tác với đối tác quốc tế để trao đổi tín chỉ phát thải như Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải từ rừng vùng Bắc Trung Bộ (ERPA), Dự án khí sinh học trong chăn nuôi…

Vi??t Nam là một trong những quốc gia tiềm năng với các dự án về tín chỉ carbon. Nhờ đặc thù tự nhiên, nước ta có tổng diện tích rừng khoảng 14,7 triệu hécta, độ che phủ rừng 42%. Rừng Vi??t Nam có tiềm năng tạo ra khoảng 50 - 70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, nếu xuất khẩu thành công thì nguồn thu có thể lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Ngoài ra, các nguồn tài nguyên từ biển, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng… cũng đều có thể tạo ra tín chỉ carbon.

Thực tế, Vi??t Nam có thể sản xuất đ??ợc tín chỉ carbon và đã bán được, tuy nhiên, những giao dịch này chưa đ??ợc chú ý nhiều. Các doanh nghiệp của Vi??t Nam đã trao đổi tín chỉ carbon từ Vi??t Nam trên thị trường carbon tự nguyện thế giới từ giữa những năm 2000, thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM) từ năm 2006; Cơ chế Tiêu chuẩn vàng (GS), Cơ chế Tiêu chuẩn carbon đ??ợc thẩm định (VCS) từ năm 2008; Cơ chế tín chỉ chung với Nhật Bản (JCM) từ năm 2013…

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và môi trường, những năm qua, Vi??t Nam đã nộp 492 chương trình, dự án theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon, trong đó có 331 chương trình, dự án đã đ??ợc đăng ký thực hiện, với hơn 36 triệu tín chỉ đ??ợc ban hành. Dự kiến trong tương lai, mỗi năm Vi??t Nam sẽ có hàng triệu tín chỉ carbon tự nguyện đ??ợc cung cấp, đi kèm nhu cầu trao đổi hoặc mua bán lớn. 


Các dự án Carbon tại Vi??t Nam
 
 
Bên cạnh đó, Vi??t Nam là một trong 4 nước có dự án CDM đăng ký nhiều nhất (sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ). Riêng tín chỉ thu đ??ợc từ các dự án CDM, Vi??t Nam đứng thứ 9 trên tổng số 80 quốc gia có dự án CDM đ??ợc cấp tín chỉ.
 
 
Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau COP26, Vi??t Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường carbon. Các công ty Vi??t Nam có thể tạo ra các khoản tín dụng carbon chất lượng cao và bán chúng trong khu vực và toàn cầu. Theo ước tính, Vi??t Nam có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu USD. Đó là những con số rất ấn tượng hứa hẹn là nguồn tài nguyên mới. Giới chuyên gia kỳ vọng, với những tiềm năng trên, Vi??t Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc về tín chỉ Carbon trong tương lai.

Kế hoạch thị trường carbon của Vi??t Nam

Từ năm 2015 đến năm 2020, Vi??t Nam là thành viên của Chương trình Quan hệ đối tác xây dựng thị trường (PMR). Chương trình này đ??ợc Ngân hàng Thế giới hỗ trợ và nhằm giúp các quốc gia thiết lập các khung pháp lý và xây dựng thị trường carbon thí điểm kết nối với các thị trường carbon quốc tế.

Tiếp theo đó, vào ngày 21/12/2021, chính phủ đã ra Quyết định số 2157/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo quốc gia chịu trách nhiệm đảm bảo Vi??t Nam thực hiện đúng cam kết đã đưa ra tại COP26. Đây là bước đi pháp lý đầu tiên của Vi??t Nam trong việc thực hiện mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của mình. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đưa ra Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg quy định danh mục các lĩnh vực và cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, quy trình công nghiệp và nông-lâm nghiệp.

Gần đây nhất, Vi??t Nam đang xây dựng dự thảo đề án “Phát triển thị trường carbon tại Vi??t Nam” trên cơ sở Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, nước ta tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon...

Đặc biệt, từ năm 2028, Vi??t Nam sẽ vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức với các hoạt động kết nối, trao đổi trong nước với thị trường khu vực và thế giới.

Để hoàn thành các mục tiêu đề án đề ra, nhất là việc vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức vào năm 2028, trước hết các đơn vị quản lý nhà nước cần xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định từ cấp quốc gia cho đến cấp cơ sở phát thải, lộ trình giảm phát thải cho từng ngành, tiểu ngành một cách minh bạch, đầy đủ và phù hợp điều kiện cụ thể của Vi??t Nam.

Đối với các doanh nghiệp, việc nắm bắt thông tin và chuẩn bị kỹ để tham gia thị trường thông qua vi???c nâng cao năng lực kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo và thẩm định các hoạt động phát thải khí nhà kính cấp ngành, cấp cơ sở; tính toán các kịch bản giảm phát thải là việc làm cấp thiết và cần có lộ trình phù hợp đơn vị mình.

Trên cơ sở tổng hợp hạn ngạch phát thải khí nhà kính quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm ban hành định mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị sản phẩm cho giai đoạn 2026-2030 và hằng năm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành liên quan, chính quyền các địa phương tổ chức vận hành thí điểm và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon và quản lý, theo dõi, giám sát thị trường này; xây dựng cụ thể quy định các hoạt động kết nối sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới; quy định thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon; xây dựng tài liệu tuyên truyền, thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho các đối tượng tham gia thị trường carbon.

Nhà nước cần ban hành đầy đủ quy định về các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới; các quy định nhằm minh bạch hóa thị trường, tiệm cận và đáp ứng các yêu cầu quốc tế.

Có thể nói, việc triển khai tốt thị trường carbon, sàn giao dịch tín chỉ carbon ở Vi??t Nam giúp doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp; thúc đẩy công nghiệp phát thải thấp, chuyển đổi mô hình nền kinh tế theo hướng carbon thấp./.

 
Thu Hường
Trang web giải trí xổ số thành phố